Giống với những loại hoa hồng cổ Việt khác ,hoa hồng leo Hải Phòng mang vẻ đẹp truyền thống, sai hoa và chiếm được nhiều cảm tình của giới yêu hoa.
Tìm hiểu về hoa hồng leo Hải Phòng
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng là loại hoa leo thân gỗ, đường kính tán từ 2 03 mét và chiều cao từ 1,5 – 5 mét. Cây có nhiều tên gọi khác nhau như hồng leo Hải Phòng, hoa hồng nhung Hải Phòng… Nguồn gốc cây ở tỉnh Hải Phòng và hiện nay cây được trồng rộng rãi và phổ biến trên toàn quốc, thường được trồng làm dàn leo.
Xem thêm: Hong co sapa
Hồng leo Hải Phòng có lá nhỏ, màu xanh đậm và xanh quanh năm. Lá hơi thuôn ở phần gần cuống lá, gân nổi rõ và có răng cưa ở viền lá. Khi cây nở rất sai hoa, hoa dáng cổ điển có màu đỏ rực rỡ, tươi sáng kiểu nhung đậm rất đáng yêu. Bông hoa khá to, đường kính cỡ bát ăn cơm. Hoa nở bền, lâu tàn, từ khi nở đến khi tàn thời gian có khi 1 tháng, hương thơm đậm đà, hòa quyện quyến rũ.
Cách trồng hoa hồng cổ Hải Phòng
Trồng hoa hồng leo Hải Phòng có nhiều cách khác nhau, bạn có thể ghép, gieo hạt, chiết cành hay giâm cành đều được.
Do đặc điểm cây mà bạn nên trồng ở những nơi cao ráo để tránh ngập úng, thoáng gió và tiếp xúc nhiều với ánh nắng tự nhiên.
Đất trồng đặc biệt nên là loại đất có nhiều dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Đất có thể trộn thêm phân bón để bổ sung các loại chất dinh dưỡng và vi lượng quan trọng cho sự phát triển của cây, góp phần đẩy nhanh quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa.
Ban đầu trồng cây nên cố định rễ, bón phân cách gốc 15 cm, có thể dùng phân Kali để cây chắc khỏe hơn.
Kĩ thuật chăm sóc hoa hồng leo cổ Hải Phòng
Là loại cây cần nhiều nước nên bạn cần tưới thường xuyên, ngày tưới khoảng 1 – 2 lần, có thể tưới vào sáng sơm hoặc chiều mát, nếu tưới muộn nước sẽ đọng lại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Chỉ tưới nước vào gốc, tưới từ từ để nước ngấm dần vào đất, hạn chế tưới vào lá và hoa vì nếu đọng lại nấm bệnh sẽ phát triển mạnh.
Phòng ngừa sâu bệnh
Là loài hoa có màu sắc sặc sỡ và hương thơm ngây ngất nên rất quyến rũ sâu bệnh, Do đó khi trồng bạn cần thường xuyên chú ý, nếu phát hiện sâu bệnh cần phun ngay những loại thuốc đặc trị, nhớ là dùng theo hướng dẫn và tư vấn để không quá liều lượng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe những người sống xung quanh.
Cắt tỉa
Những cành nhánh già, cành yếu không cần thiết nên thường xuyên được cắt bỏ để tạo tán lá vững chắc, tạo điều kiện để hồng leo cổ ra nhiều mầm, ngọn hơn.
Khi hoa tàn bạn nên tỉa bớt phần đốt lá. Vào mùa xuân nên tỉa các mầm phụ để cây phát triển tốt hơn và cho ra nhiều mầm nhánh hơn.
Xem thêm chi tiết các giống hoa hồng cổ hải phòng tại đây: http://bit.ly/2yZ6WaL