Cách trồng và chăm sóc cây cơm cháy

Cơm cháy không phải là cây trồng phổ biến ở nước ta nên có lẽ số đông người dân Việt Nam khi nghe tên chúng sẽ không biết chúng thuộc loại cây nào. Hiên nay, cây cơm cháy được trồng chủ yếu ở một số tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bảo Lộc và Lâm Đồng.

Cơm cháy còn được nhiều nơi gọi bằng cái tên khác nhau như cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo, tẩu mã tiễn. Chúng là cây thân nhỡ, sống lâu năm. Trung bình một cây được chăm sóc tốt sẽ cho chiều cao lên tới 5m. Cây cơm cháy có thân màu xanh thẫm, bên trong là thân xốp. Các cành cây bên trong thường rỗng với một lớp tủy trắng hơi xốp.

Cây cơm cháy có lá màu xanh nhạt, lá mềm và mọc kép với nhau với khoảng 3-9 lá chét. Trung bình mỗi lá có chiều dài khoảng 8-12cm. Mặt trên và mặt dưới của lá đều nhẵn với 2 bên mép có răng cưa. Hoa cơm cháy có màu trắng đục và mọc thành từng chùm với những bông hoa nhỏ li ti tạo thành. Qủa cơm cháy rất nhỏ và mọc thành từng chùm như những bông hoa của nó. Qủa của chúng có màu tím thâm, căng bóng.

Công dụng của cây cơm cháy

Trong y học cổ truyền, cây cơm cháy được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Hầu hết các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá và thân, cành. Khi còn xanh chúng được hái về đem rửa sạch rồi phơi khô. Chúng có thể điều trị một số bệnh như gãy xương, bong gân tiểu dắt rất tốt.

cay-com-chay-s

Ngoài ra, cơm cháy còn có tính ấm, có vị hơi chua dịu nên dùng để điều trị một số bệnh như kiết lỵ, viêm thanh quản và lở loét chân tay. Sản phụ sau sinh còn dùng nước lá cây cơm cháy để tắm rất tốt cho cơ thể.

Cách trồng và chăm sóc cây cơm cháy

Thời vụ trồng: Thời điểm thích hợp trồng cây cơm cháy nhất là đầu mùa xuân đối với miền Bắc và đầu mùa mưa đối với miền Nam. Cần chú ý trồng đúng thời vụ thì cây mới sinh trưởng tốt được đồng thời giúp cây khỏe mạnh, sống lâu năm.

Nhiệt độ: Cây cơm cháy chịu được nhiệt độ thấp nhưng không chịu được nhiết độ cao. Nhiệt độ chúng sống được trong khoảng 8-25 độ C.

Đất trồng: Cây cơm cháy không thể nói dễ trồng hay khó trồng được. Dù trồng trên loại đất nào cũng cần chúng ta chăm sóc thì cây mới phát triển nhanh được. Có một loại đất rất tốt cho cây là đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 5.5-6 là được.

Hố trồng: Đào hố có kích thước khoảng 40x40x40cm. Tiến hành đổ phân bón lót vào hố sau khi đào hố xong. Phân bón lót gồm có đất vườn, phân chuồng ủ hoai mục, vôi, phân lân, tro trấu hay xơ dừa đều được.

Giống cây trồng: Cây cơm cháy không phải là loại cây trồng khá phổ biến nên việc mua cây giống cũng không dễ. Bạn nên tìm đến các cửa hàng cây giống uy tín để mua. Khi mua nên chọn cây có thân mập, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh vfa quan trọng bầy đất không bị vỡ.

Trồng cây cơm cháy: Xới tơi đất trồng và đào hố nhỏ. Đặt thẳng cây giống xuống và lấp đất. Tưới nước luôn ngay sau đó cho cây.

Tưới nước: Một tháng đầu trồng cây trung bình mỗi tuần tưới 2-3 lần nước vào sáng sớm hay chiều tối cho cây. Sang tháng tiếp theo khi cây đã ổn định thì tiếp tùy vào thời tiết để tưới tiêu hợp lý cho cây. Nếu nắng quá thì nên tưới thường xuyên vào lúc mát mẻ. Mưa nhiều thì chú ý thoát nước cho cây.

Bón phân: Cây cơm cháy cũng như các giống cây khác cần phân bón để có thêm chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây có khỏe mạnh mới kháng được sâu bệnh, sống lâu năm được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *