Bọ trĩ, nhện đỏ
Cùng tìm hiểu loại côn trùng bọ trĩ, nhện đỏ hại cây hoa hồng nhé.
- Bọ trĩ (Thrips palmi) – đây là loại bọ khó tiêu diệt nhất.
- Đặc điểm hình thái
Đây là loại côn trùng kể cả trưởng thành cũng rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh của nó rất dài và mỏng, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Khi sâu còn non không cánh, hình dạng giống với lúc trưởng thành, có màu vàng nhạt.
- Tập quán sinh sống và gây hại
Khi trưởng thành bò rất nhanh, linh hoạt, đẻ trứng trong mô lá non. Sâu non thường tập trung dưới mặt lá. Do có chân nên chúng có thể bò sang được các cánh hoa khác gây hại.
Bọ trĩ hút nhựa từ các lá non, chồi non và nụ hoa là lá chuyển màu vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém.
Khi bị bõ trĩ cắn ở đó có những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có chấm vàng, lúc đầu càng trắng sau thành nâu đen.
Với thời tiết hanh khô và nắng nóng kéo dài là cơ hội cho bọ trĩ phát triển mạnh.
Vòng đời của chúng cũng ngắn, trung bình từ 12-15 ngày, có khả năng kháng thuốc cao do nó khó tiêu diệt.
- Cách phòng trừ bọ trĩ gây hại cho hoa hồng
Chăm sóc để cây sinh trưởng và phát triển đều để có khả năng chống chọi lại bệnh hại.
Bọ trĩ là loại côn trùng có khả năng quen thuốc cao, cần đổi thuốc liên tục nếu diệt thuốc bảo vệ thực vật mà bọ trĩ không chết cần đổi thuốc.
- Nhện đỏ (Tetranychus urticae)
- Đặc điểm hình thái:
Nhện khi trưởng thành rất nhỏ và có màu đỏ, khi còn non có màu vàng cam.
Khi nhện trưởng thành con cái có thân hình tròn màu đỏ tươi ở bụng và đỏ sẫm ở hông. Hai bên lưng của chúng có nhiều đốm đen chạy từ ngực xuống cuối bụng. Con đực thường nhỏ hơn con cái, mình hình bầu dục, hơi nhọn ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.
Nhện đỏ có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm.
- Tập quán sinh sống và gây hại:
Nhện đỏ thường cư trú ở mặt dưới lá, thường hút mật trong mô lá và hoa tạo thành vết gây hại màu sáng, dần tạo vết liên kết lại với nhau.
Khi bị nhện đỏ gây hại nặng lá của cây có màu nâu phồng rộp, chuyển màu vàng bị khô rồi rụng lá.
Khi thời tiết hanh khô và nắng nóng tạo điều kiện cho nhện đỏ phát triển mạnh.
Vòng dời của chúng cũng khá ngắn chỉ từ 15-16 ngày, mỗi con cái có thể đẻ rất nhiều, hàng trăm trứng mỗi đợt.
- Biện pháp phòng trừ nhện đỏ:
Vườn trồng cây luôn thông thoáng, làm sạch cỏ để không tạo điều kiện cho côn trùng gây hại.
Tưới đủ nước, ẩm đất cho cây trong mọi điều kiện thời tiết.
Bón phân lân đầy đủ, cân đối cho cây trồng.
Khi mật độ nhện dầy đặc có thể phun tưới nước mạnh để rửa trôi hết nhện khỏi cây trồng.
Thay đổi các loại thuốc nếu phun mà nhện không chết.
Sử dụng các loại thuốc phòng trừ như: Abamectin, Mibemectin,..