Bệnh rỉ sắt và cách phòng trừ bệnh trên cây hoa hồng
Trên lá cây hồng xuất hiện những chấm vàng, có khi nổi gồ lên trên mặt lá. Bạn băn khoăn không biết đó là loại nấm gì gây ra cho cây. Và chưa biết cách xử lý như thế nào để cứu cây khỏi tình trạng đó. Đừng lo lắng hôm nay tôi sẽ đi giải thích cho các bạn biết về loại bệnh đó. Cùng tôi đi tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Giống hoa hồng cổ việt nam
Nguyên nhân bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng:
Cây bị bệnh rỉ sắt nguyên nhân chủ yếu dó nấm Phragmidium mucronatum , nó thuộc lớp nấm đảm Basidiomycetes gây ra cho cây.
Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện chủ yếu vào đầu mùa xuân và khoảng đầu thàng 8 đến tháng 12 dương lịch. Khi thời tiết mưa nhiều và độ ẩm của không khí lên cao trên 80%, lá hay bị ngấm nước mưa, nhiệt độ thích hợp để bệnh dễ phát triển từ 18-250C.
Do nhiệt độ thay đổi, có mưa lâu ngày nên các bào tử lan truyền trong không khí tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh chóng. Vì thế bệnh rỉ sắt có thể lan rộng ra khắp cả vườn hoa.
Nhận diện bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng:
Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy chỗ bị bệnh xuất hiện các chấm vàng. Một thời gian sau nổi gồ lên vệt màu đen, càng về sau những cục u này càng to lên với đường kính từ 0.5-1.5mm. To dần rồi vỡ tung ra ẩn chứa bên trong các cục u đó là những bụi phấn bắn tóe ra ngoài trông như rỉ sắt.
Nếu cây bị bệnh rỉ sắt nặng mỗi lá sẽ có rất nhiều điểm rỉ sắt ra khiến lá bị cháy khô và rất dễ rụng. Đụng nhẹ một tý lá đã có thể rời khỏi cuống rồi.
Nếu cây mắc bệnh rỉ sắt cây đó sẽ xơ xác, còi cọc, sinh trưởng kém, cho hoa chậm hoặc hoa không đẹp. Các cành mà bị nhiễm bệnh rỉ sắt thường bị phồng lên, do đó các bạn rất dễ quan sát.
Phương pháp điều trị bệnh rỉ sắt:
Nếu cây mắc bệnh rỉ sắt các bạn phải phun thuốc phòng trừ bệnh với các loại thuốc sau: Copper – Zinc 85WP, Copper-B 75WP, Vizincop 50BTN,…
Liều lượng và cách dùng các bạn tham khảo trên bao bì để phun thuốc chữa bệnh cho cây. Tùy vào độ gây bệnh của nấm và vườn trồng bao nhiêu cây để phun thuốc cho hợp lý.
Cách phòng trừ bệnh rỉ sắt:
- Nhặt sạch cỏ xung quanh gốc cây, thường xuyên phát quang bụi rậm xung quanh để cây hứng nắng tốt nhât.
- Trồng các cây thưa ra, không nên trồng với mật độ dày đặc cành và lá không hứng được ánh nắng mỗi ngày.
- Tiêu hủy hết các cành, lá bị sâu bệnh ở trên cây thì phải cắt bỏ hết, ở dưới gốc thì thu gom lại.
- Bón tăng cường các lượng phân, kali để cây có khả năng chống chịu mầm mống bệnh gây ra.
- Không nên tưới quá nhiều nước, làm hệ thống nước tiêu họp lý tránh ứ đọng ở gốc cây.
Xem thêm các bệnh trên cây hoa hồng như: https://hoadepvietnam.com/nguyen-nhan-gay-benh-cay-hoa-hong-va-cach-chua/